Gợi ý cho bạn 3 công thức làm gia vị ăn lẩu tại nhà thơm ngon

Gia vị lẩu là yếu tố vô cùng quan trọng tạo nên độ hoàn hảo của nồi lẩu. Tuy nhiên để tạo nên một nồi nước lẩu hoàn hảo thì không phải ai cũng làm được. Tùy thuộc vào từng loại lẩu mà bạn sẽ có những cách chọn và phối hợp các loại nguyên liệu khác nhau để tạo nên hương vị đặc trưng riêng của từng loại lẩu. Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ bật mí cho bạn đọc 3 công thức làm gia vị ăn lẩu tại nhà vô cùng thơm ngon. 

Cổng thức lẩu Thái ăn lẩu tại nhà vô cùng thơm ngon

Thật đúng với tên gọi, Lẩu Thái mang một hương vị đặc trưng của Xứ Sở Chùa Vàng. Vị chua chua cay cay của nước lẩu kết hợp với vị ngọt tự nhiên của thịt bò và các loại hải sản mang đến cho bạn một nồi lẩu hấp dẫn cho những buổi sum họp gia đình.

SAVE NGAY top 5 địa chỉ ăn lẩu Hà Nội ngon quên lối về

Lẩu Thái mang một hương vị đặc trưng của Xứ Sở Chùa Vàng. 

Chuẩn bị nguyên liệu và gia vị nấu lẩu thái: (phần 4 người ăn )

Nguyên liệu nhúng lẩu

Thịt bò: 300gr

Tôm sú: 300gr

Mực ống: 300gr

Nghêu: 500gr

Rau ăn lẩu: rau cần, rau cải thảo, rau muống, bắp chuối

Nấm ăn lẩu: nấm kim châm, nấm đùi gà

1kg bún tươi hoặc 8 vắt mì trứng

Nguyên liệu làm nước lẩu

Xương ống: 1kg

Ớt tươi: 2 quả

Lá chanh: 10 lá

Riềng: 2 củ

Sả: 5 củ

Tỏi: 5 tép

Hành tây: 1 củ

Cà chua: 3 quả

Quế: 1 nhánh

Gia vị: tương ớt, tương cà, muối, đường, bột ngọt, sa tế

Cách làm gia vị Lẩu Thái

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Xương ống rửa sạch để ráo

Thịt bò rửa sạch, thái mỏng

Tôm bỏ râu, bỏ chỉ đen ở sống lưng, rửa sạch.

Mực rửa sạch, thái khoanh

Nghêu ngâm trong nước với vài lát ớt trong 30 phút, sau đó rửa sạch.

Cà chua rửa sạch, cắt làm tư.

Dứa rửa sạch, thái miếng nhỏ

Hành tím và tỏi băm nhỏ

Các loại rau lặt và rửa sạch. (Tùy loại rau sẽ có cách sơ chế riêng)

Nấm cắt chân rửa sạch, nấm đùi gà thái mỏng. Ngâm trong nước muối loãng.

Bước 2: Nấu nước Lẩu Thái

Xương ống chần sơ với nước nóng và 1 ít gừng trong khoảng 10 phút. Sau đó vớt ra rửa sạch lại bằng nước, giúp loại bỏ bụi bẩn và mùi hôi của xương. Việc này giúp cho nước dùng của chúng ta được trong hơn và không có mùi hôi.

Hầm xương ống với 3.5 lít nước, khi nước sôi được khoảng 15 – 20 phút thì cho thêm lá chanh, sả đập dập, 1 nhánh quế , riềng vào nồi, nấu với lửa nhỏ. Để cho món Lẩu Thái của mình được thơm ngon hơn, bạn nêm thêm gia vị với 3 muỗng cà phê đường, 2 muỗng cà phê muối, 5 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng cà phê bột ngọt. Lưu ý trong lúc hầm xương bạn nên vớt hết bọt để phần nước dùng được trong hơn.

Trong thời gian đợi hầm xương, bạn bắc chảo lên bếp, cho vào 2 thìa canh dầu ăn. Đợi khi dầu nóng thì cho hành tím và tỏi băm vào phi cho đến khi thơm vàng. Tiếp đến, cho 1 muỗng canh tương cà, 1 muỗng canh tương ớt, hành tây, cà chua và dứa vào xào sơ, sau đó cho tất cả hỗn hợp này vào nồi nước dùng đang sôi.

Để giúp nồi lẩu có vị cay ngon hơn, bạn có thể cho thêm 2 muỗng canh sa tế vào. Hoặc có thể tăng hay giảm lượng sa tế tùy vào người dùng có ăn cay được hay không.

Đun nồi nước dùng thêm khoảng 25 – 30 phút, sau đó nêm nếm lại theo khẩu vị của gia đình bạn. khi nồi nước lẩu sôi lại thì tắt bếp.

Bước 3: Trình bày và thưởng thức

Lấy phần nước lẩu ra nồi nhỏ cho lên bếp mini, phần nước còn lại để chế thêm sau khi nước lẩu cạn.

Khi nước sôi lại thì cho nghêu vào nấu trước cho ngọt nước.

Sau đó thì nhúng thịt bò, hải sản và các loại rau nấm.

Ăn kèm bún tươi hoặc mì trứng

Để tăng phần hấp dẫn cho món lẩu Thái không thể thiếu sốt chấm ăn kèm. Lẩu Lòng Bò Việt mách bạn một loại nước sốt cực kỳ phù hợp với món lẩu thái, đó chính là muối ớt chanh Gwiyomi. Muối ớt chanh có vị mặn, ngọt hài hòa cùng một chút vị chua, là sản phẩm chấm hải sản giúp cho món ăn thêm phần đậm đà, thú vị.

 

Lẩu gà lá giang

Nếu phải kể tên các món lẩu phù hợp để ăn lẩu tại nhà thì không thể thiếu lẩu gà lá giang. Với vị chua nhẹ của lá giang kết hợp cùng vị ngọt tự nhiên của thịt gà, chắc chắn sẽ khiến bạn không nỡ chối từ. Không chỉ thu hút thực khách bởi hương vị, món ăn này còn rất bổ dưỡng, giúp giảm căng thẳng và ngủ ngon giấc.

Còn chần chờ gì mà không vào bếp chuẩn bị ngay món ăn cực kì hấp dẫn này cho gia đình của mình nào!

Cách Nấu Lẩu Gà Lá Giang Măng Chua Ai Ăn Cũng "Nghiền"

Lẩu gà lá giang

Chuẩn bị nguyên liệu và gia vị nấu lẩu gà lá giang

1 con gà ta: (2kg)

1 bó lá giang.

3 cây sả.

1 củ gừng.

5 trái ớt.

1 củ hành tây.

3 tép tỏi.

2 củ hành tím.

100gr hành lá và ngò rí.

Rau ăn lẩu: hoa chuối, rau muống, giá đỗ…

1kg bún tươi hoặc 8 vắt mỳ trứng.

Gia vị nấu lẩu:

1 thìa cà phê hạt nêm.

1 thìa cà phê đường .

1 thìa cà phê muối .

1 thìa canh nước mắm .

3 thìa canh dầu ăn .

½ thìa canh tiêu .

Cách nấu gia vị lẩu gà lá giang

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Gà sau khi đã được làm sạch. Dùng muối chà xát bên ngoài để loại bỏ mùi hôi. Sau đó rửa gà lại bằng nước sạch và để ráo nước.

Chặt gà thành những miếng vừa ăn.

Lá giang đem nhặt sạch, rửa nước, sau đó vớt ra để ráo rồi vò dập.

Gừng cạo sạch vỏ và đập dập.

Sả lột bỏ lớp vỏ cứng bên ngoài rồi băm nhỏ.

Hành tím và tỏi lột vỏ rồi băm nhỏ.

Hành tây bỏ vỏ rồi thái khoanh mỏng.

Ớt rửa sạch, thái lát.

Hoa chuối thái mỏng và rau muống lặt lấy cọng rồi chẻ sợi. Ngâm hoa chuối và rau muống trong nước muối loãng đến khi gần ăn thì vớt ra rồi xả lại với nước sạch.

Hành lá và ngò rí rửa sạch rồi thái nhỏ.

Bước 2: Ướp thịt gà

Ướp thịt gà với 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê muối, ½ thìa canh tiêu, 1 thìa canh nước mắm. Trộn đều và để ướp gà trong khoảng 15 – 20 phút cho gà ngấm gia vị.

Bước 3: Xào thịt gà

Bắc chảo lên bếp, cho 2 thìa canh dầu ăn vào chảo. Đợi khi dầu nóng thì cho tỏi băm, hành khô, sả băm vào phi cho thơm.

Cho phần gà vào xào cho đến khi gà săn lại thì tắt bếp.

Bước 4: Nấu nước lẩu gà lá giang

Bắt nồi nấu lẩu lên bếp cùng 2 lít nước

Lúc nước đã sôi thì cho phần gà vừa xào vào

Rồi cho lá giang vào

Nêm nếm lại cho vừa ăn rồi tắt bếp

Bước 5: Trình bày và thưởng thức

Lấy 2/3 phần nước lẩu ra nồi lẩu cho lên bếp mini (bếp cồn), phần còn lại để châm thêm khi nước lẩu cạn.

Khi nước lẩu sôi lại thì cho hành lá và ngò rí thái nhỏ vào.

Sau đó thì nhúng các loại rau ăn lẩu.

Ăn kèm bún tươi hoặc mỳ trứng.

Lẩu bò nhúng giấm – công thức nào ăn lẩu tại nhà ngon?

Lẩu bò nhúng giấm vớt miếng thịt bò tươi ngon nhúng vào nước lẩu chua chua ngọt ngọt. Đây sẽ là một gợi ý mà để có thể nấu vào các dịp họp mặt người thân, bạn bè để mà vừa thưởng thức món lẩu thơm ngon mà mọi người lại có thể trò chuyện với nhau. Vậy bạn còn chần chờ gì nữa mà không theo chân các đầu bếp của Lẩu Lòng Bò Việt xuống bếp làm ngay món lẩu bò nhúng giấm cực kì hấp dẫn này.

Lẩu bò nhúng giấm với miếng thịt bò tươi ngon nhúng vào nước lẩu chua chua ngọt ngọt. 

Lẩu bò nhúng giấm với miếng thịt bò tươi ngon nhúng vào nước lẩu chua chua ngọt ngọt. 

Chuẩn bị nguyên liệu và gia vị cho món lẩu bò nhúng giấm( phần 4 người ăn)

800gr thịt nạm bò

1/2 quả dứa

1 củ hành tây

4 cây sả

½ củ gừng

4 tép tỏi

2 củ hành tím

2 quả ớt

500gr bún tươi

Bánh tráng cuốn

Các loại rau sống: Xà lách, húng quế, tía tô, diếp cá

Chuối chát, khế chua

2 thìa canh dầu ăn

3 thìa canh mắm nêm

2 thìa canh đường

1 thìa cà phê muối

100ml giấm ăn

Cách làm gia vị lẩu bò nhúng giấm

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Thịt bò rửa sạch, thái mỏng.

Hành tây bỏ vỏ, chẻ múi cau.

Gừng bỏ vỏ băm nhỏ.

Tỏi, hành tím, ớt băm nhỏ, để riêng từng loại.

Sả rửa sạch, 2 cây đập dập, 2 cây băm nhỏ.

Dứa bỏ hết mắt, băm nhỏ để làm mắm nêm.

Các loại rau lặt và rửa sạch, để ráo.

Chuối chát và khế thái mỏng, ngâm trong nước muối loãng.

Bước 2: Làm mắm nêm

Bắc chảo lên bếp, cho vào 2 thìa canh dầu ăn. Cho sả băm vào phi đến khi hơi vàng thì cho tỏi băm vào phi đến khi vàng thơm thì tắt bếp rồi cho ớt băm vào.

Cho 3 thìa canh mắm nêm, 1 thìa canh đường (15gr), bật lửa nhỏ đến khi đường tan hết thì tắt bếp.

Để mắm nguội rồi thì cho phần dứa đã băm nhỏ vào.

Bước 3: Làm nước dùng 

Cho vào nồi 1 thìa canh dầu ăn, đợi dầu nóng thì cho hành tím băm và gừng, sả đập dập vào phi vàng.

Khi đã phi vàng thơm rồi thì cho 1,5 lít nước vào.

Nêm 1 thìa canh đường, 1 thìa cà phê muối , 100ml giấm.

Tiếp đến cho hành tây đã chẻ múi cau vào.

Nấu tiếp cho đến khi nước dùng sôi thì tắt bếp.

Bước 4: Trình bày và thưởng thức

Lấy 2/3 phần nước lẩu ra nồi lẩu cho lên bếp mini ( bếp cồn), phần nước còn lại để châm thêm sau khi nước lẩu cạn.

Khi nước lẩu sôi thì cho thịt bò vào nhúng

Có 2 cách ăn cho món ăn này:

Dùng bánh tráng cuốn thịt bò và các loại rau, chấm cùng mắm nêm

Lấy nước lẩu làm nước dùng ăn kèm với bún, khi ăn có thể cho thêm rau sống vào làm phong phú hơn món ăn.

Ngoài ra lẩu lòng bò cũng là một món lẩu được rất nhiều người ưa thích lựa chọn. Tuy nhiên nước dùng của lẩu lòng bò đòi hỏi rất nhiều nguyên liệu và kỹ năng chế biến có chút phức tạp. Bạn đọc quan tâm có thể theo dõi ở những bài chia sẻ tiếp theo hoặc đến ngay các cơ sở của Lẩu lòng bò Việt để thưởng thức trọn vị của món lẩu này nhé. Ngày 20/10 hôm nay các cơ sở của chúng tôi đều đang giảm 10% cho tất cả các hóa đơn gọi mang về và dùng tại quán. Bạn đừng bỏ lỡ nhé. 

Thông tin liên hệ

?  CS: Số 33 Hoàng Ngân, Thanh Xuân, HN.

 ☎ 0345.886.856

 ? Có chỗ để xe ô tô 

 

 ? CS: 5TT6A Tây Nam Linh Đàm, HN.

 ☎ 0337.282.242

 ??‍♂️ Có khu vui chơi, đọc sách dành cho trẻ em

 ? Để xe ô tô miễn phí ngay trước Nhà hàng

 

 ? CS: 3A Trung Kính, Trung Hoà, Cầu Giấy, HN.

 ☎ 0337.156.166

 ? Có chỗ để xe ô tô

 

Fanpage: https://www.facebook.com/LauLongBoViet.33HoangNgan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0339.777.033
icons8-exercise-96 chat-active-icon
chat-active-icon