Ẩm thực miền Nam và những đặc trưng nổi bật

Nếu như ẩm thực miền Bắc chú trọng sự tinh tế và cầu kỳ, miền Trung đậm đà hương vị thì văn hóa ẩm thực miền Nam mang nét chân chất, giản đơn rất riêng. Hãy cùng Đào Tạo Bếp Trưởng Á Âu khám phá những nét đặc trưng văn hóa ẩm thực miền Nam nhé.

Một vài nét đặc biệt trong văn hóa ẩm thực miền Nam

Ở Nam Bộ nơi đâu cũng là những con sông đầy ắp phù sa, những kênh, rạch chằng chịt, không mùa nào không thiếu tôm, cá, cua và nhiều loài thủy sản phong phú… Mỗi khi mùa nổi, người dân miền Nam lại có cơ hội thưởng thức những món ăn ngon như lẩu cá linh bông điên điển, bông súng mắm kho, bún nước lèo, gỏi sầu đâu cá khô sặc.

Cá linh và bông điên điển là sự kết hợp đặc sắc của ẩm thực miền Tây mùa nước nổi. Cá linh đầu mùa còn non, thịt mềm ngọt, hầu như không có xương. Bông điên điển cũng vào mùa trổ bông, vàng ươm, giòn giòn, bùi bùi. Kết hợp vị ngọt từ cá linh và vị chua thanh, thơm giòn của bông điên điển tạo nên món canh, lẩu cá linh bông điên điển thơm ngon khó cưỡng mà không nơi nào có được.

Phong cách ẩm thực miền Tây

Sự đa dạng trong văn hóa ẩm thực miền Nam

Bên cạnh những món ăn dân dã hút hồn thực khách, ẩm thực Nam Bộ còn khiến người ta thích thú bởi sự hòa trộn của nhiều nền ẩm thực khác nhau. Ẩm thực miền Nam là sự tổng hòa của văn hóa ẩm thực miền Bắc, miền Trung và sự ảnh hưởng của văn hóa Khmer.

Các món ăn từ những vùng miền khác khi du nhập vào miền Nam đã được biến tấu khá nhiều. Chẳng hạn, sợi bún của miền Bắc khi vào đến miền Nam trở nên to hơn, đặc bột hơn và được gọi là bánh canh. Bánh canh miền Nam cũng rất phong phú khi được ăn kèm với thịt gà, tôm, cua, mực, giò heo

Người miền Bắc khi di cư vào miền Nam mang theo món phở và phở đã bắt đầu có sự đổi khác. Đặc biệt là ở Tp. HCM, thịt bò trong phở được bán theo 6 kiểu: chín, tái, nạm, gầu, gân, bò viên tùy theo ý thích của khách.

Phở miền Nam được ăn kèm với tương ngọt (tương đen), tương ớt đỏ, chanh, ớt tươi, ngò gai, húng quế, giá, hành tây cắt lát mỏng. Nước phở thường không trong như phở miền Bắc mà có màu hơi đục, vị ngọt hơn, béo hơn.

Chiếc bánh tráng của miền Trung khi du nhập vào miền Nam cũng được thay đổi. Bánh tráng nhỏ hơn, thêm nhiều mùi vị hơn, được chế biến cầu kỳ hơn, phục vụ cho việc ăn vặt của người miền Nam.

Ẩm Thực Miền Nam – Dân Dã, Đạm Bạc Nhưng Không Kém Phần Tinh Tế

Còn về món chè của người miền Nam cũng rất phong phú. Ngoài chè đậu, bánh trôi nước của miền Bắc, chè sen, chè bắp của miền Trung, miền Nam cũng tiếp nhận và biến tấu thành những món chè đặc trưng như chè khoai, chè chuối, chè bà ba, chè trôi nước… ăn với nước cốt dừa.

Vì thiên nhiên ưu đãi nhiều sản vật phong phú, văn hóa ẩm thực Nam Bộ thiên về sự dư dả, các món ăn nghiêng về sự thoải mái khi ăn, ăn ngon miệng, ăn chơi của người miền Nam. Tuy miền Nam chấp nhận rộng rãi những văn hóa ẩm thực của các vùng miền khác, nhưng họ vẫn giữ dấu ấn riêng với nét dân dã đặc trưng trong văn hóa ẩm thực miền Nam của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0339.777.033
icons8-exercise-96 chat-active-icon
chat-active-icon