Việc hiểu được những quy tắc trên bàn ăn không chỉ khiến bạn thể hiện được sự hiểu biết, nét văn minh hiện đại của mình mà còn tạo được không khí thoải mái, phép lịch sự tối thiểu với người đối diện. Hãy cùng tìm hiểu thử xem 9 quy tắc đó là gì nhé.
1. Chờ mọi người vào bàn hết mới bắt đầu ăn
Quy tắc đầu tiên trên bàn ăn mà bạn nên tuân thủ là đợi cho tất cả mọi người vào bàn hết, ngồi kín các chỗ trống, người phục vụ đặt xong các món ăn, thức uống khai tiệc lên bàn thì bạn mới bắt đầu ăn.
Không ăn khi chỉ có vài người trong bàn, người phục vụ còn chưa hoặc đang phục vụ thức ăn, đồ uống. Bởi hành động này khiến nhiều người cảm thấy họ đang ăn đồ ăn thừa của bạn hay bạn không thể chờ đợi, không tôn trọng những người khác.
Chờ mọi người vào bàn hết mới bắt đầu ăn
2. Không đặt đồ dùng không liên quan lên bàn ăn
Việc đặt điện thoại di động, máy tính bảng, máy vi tính, ví tiền… trên bàn ăn khiến bạn không tập trung khi ăn hay những câu chuyện trong bữa ăn, từ đó sẽ làm mọi người cảm thấy khó chịu, phiền lòng.
3. Không gõ, đặt đũa, dao, nĩa ở các vị trí tối kỵ
Nguyên tắc trên bàn tiệc thứ 3 bạn cần ghi nhớ đó là không gõ, đặt đũa, dao, nĩa ở các vị trí tối kỵ:
- Gõ dao, nĩa, đũa trên bàn ăn sẽ tạo ra những âm thanh làm ảnh hưởng người khác, bạn nên tránh.
- Đũa không đặt chéo nhau hay đối đầu vì theo quan niệm của người Nhật hành động này biểu thị cho điểm rủi, sự xui xẻo.
- Đũa cũng không đặt ngang trên miệng chén, hành động này cũng thiếu lịch sự.
- Đũa cắm đứng vào chén cơm cũng là hành động tối kỵ bởi cơm cúng cho người chết thường cắm đũa thẳng vào chén như thế nên nếu bạn làm như vậy sẽ gây khó chịu cho mọi người.
4. Sử dụng dao nĩa đúng thứ tự
Mỗi món ăn sẽ cần sử dụng đúng loại dao, muỗng, nĩa phù hợp với món ăn đó và người phục vụ cũng sẽ sắp xếp vị trí các dao nĩa đúng với thứ tự món ăn phục vụ cho bạn từ khai vị đến món tráng miệng.
Do đó, bạn chỉ cần ghi nhớ sử dụng bộ dao nĩa đúng thứ tự từ ngoài vào trong, từ bộ ở vị trí xa đĩa ăn trước rồi đến bộ dao nĩa gần đĩa ăn sau là chuẩn.
Sử dụng dao nĩa đúng thứ tự
5. Nếm thử mới nêm thêm gia vị
Hành động nếm thử trước khi ăn, từ từ nhấm nháp và cảm nhận hương vị món ăn thể hiện sự cảm kích của bạn đối với tài năng và sự tận tình dành cho món ăn của đầu bếp.
Sau khi nếm thử, bạn cảm thấy không hợp khẩu vị mới nêm thêm muối, đường, tiêu. Bỏ qua hành động nếm thử, có thể sẽ khiến nhiều người cảm thấy bạn bất lịch sự đấy.
6. Không truyền thức ăn bằng dụng cụ ăn bạn đang dùng
Với dao, nĩa, đũa, bạn đang sử dụng để ăn, không nên dùng nó để truyền thức ăn cho người khác vì hành động này rất bất lịch sự và không vệ sinh vì các bệnh truyền nhiễm có thể truyền từ người này qua người khác theo con đường này.
Rất nhiều người tối kỵ về hành động này, dù là với người thân nhất khi ở các bữa tiệc bạn cũng nên hạn chế.
7. Không nói chuyện khi đang ăn
Miệng có đầy thức ăn mà lại quay sang người khác trò chuyện dễ khiến thức ăn trong miệng bị văng ra ngoài, rất mất vệ sinh và thiếu tôn trọng người khác.
Trên bàn tiệc, bạn nên cố gắng nhai kín miệng, ăn xong rồi mới nói chuyện.
Hi vọng, bài viết giúp bạn hiểu rõ hơn về các quy tắc, chuẩn mực và ứng xử trên bàn ăn, để luôn ghi được điểm cộng với người đối diện. Hãy chia sẻ những quy tắc khác mà bạn biết cho chúng tôi vào phần bình luận phía dưới nhé.